Chỉ số đường huyết của Bệnh tiểu đường
>> Nghiên cứu bổ sung Hạt Chia vào chế độ ăn cho người mắc tiểu đường – tim mạch…
>> Chỉ Số HbA1c (chỉ số cho bệnh tiểu đường) và các điều cần biết
>> Kế hoạch đảo ngược chỉ số HbA1C đạt được giá trị khỏe mạnh 4,5%
>> Danh sách các sản phẩm Hạt Chia
Để hiểu được mức độ chỉ số đường trong máu (Chỉ số đường huyết) là chìa khóa trong việc chẩn đoán của bệnh đái tháo đường. Dưới đây là bảng chỉ số đường huyết tiêu chuẩn của Hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế dành cho những người mắc phải bệnh tiểu đường và không bị tiểu đường:
Các mức nồng độ đường huyết | Trước bữa ăn | 2 giờ sau bữa ăn |
---|---|---|
Không bị tiểu đường | dưới 6,0 mmol / L (108 mg/dl) | dưới 7,8 mmol / L (140 mg/dl) |
Tiền Đái tháo đường | từ 6,1-6,9 mmol / L (108-125 mg/dl) | từ 7,8-11 mmol / L (140 to 199 mg/dl) |
Bệnh tiểu đường loại 2 | từ 7 mmol / L (200 mg/dl) trở lên | từ 11,1 mmol / L (200 mg/dl) trở lên |
Bệnh tiểu đường loại 1 | từ 7 mmol / L (200 mg/dl) trở lên | từ 11,1 mmol / L (200 mg/dl) trở lên |
Bệnh tiểu đường trẻ em w / loại 1 | từ 7 mmol / L (200 mg/dl) trở lên | từ 11,1 mmol / L (200 mg/dl) trở lên |
Tùy theo lứa tuổi, giai đoạn của bệnh, mức độ của các biến chứng…mà chỉ số đường huyết của mỗi người sẽ khác nhau, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của Bác sĩ chuyên khoa khám cho bạn.
Giữ cho đường huyết ổn định là rất cần thiết với người mắc bệnh tiểu đường và cả người bình thường , sau đây là các mức đường huyết cần được duy trì được khuyến nghị bởi các hiệp hội tiểu đường.
Đối với đa số những người khỏe mạnh, chỉ số lượng đường trong máu bình thường là như sau:
– Đường huyết bình thường trong cơ thể khoảng 4 mmol (4 mmol/L hoặc 72 mg/dL)
– Khi hoạt động bình thường của cơ thể phục hồi chỉ số lượng đường trong máu ở khoản 4,4 – 6,1 mmol/L (82 – 110 mg/dL)
– Một khoảng thời 2 tiếng, sau khi ăn đường huyết có thể tăng tạm thời lên đến 7,8 mmol/L (140 mg/dL)
Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, đường huyết có thể như sau:
– Trước bữa ăn : 4 – 7 mmol/L (72 mg/dL – 128 mg/dL) cho những người bệnh loại 1 hoặc loại 2.
– Sau bữa ăn : dưới 9 mmol/L (162 mg/dL) cho những người bệnh có loại 1 và 8.5mmol/L (153 mg/dL) cho những người bệnh có loại 2.
Làm cách nào để xác định chỉ số đường huyết để chẩn đoán bệnh tiểu đường ?
Có 2 cách thông dụng để kiểm tra và chẩn đoán người nào đã mắc bệnh tiểu đường.
I/ Kiểm tra đường huýết
1/ Kiểm tra chỉ số đường huyết trước khi ăn:
Việc kiểm tra chỉ số đường huyết nên thực hiện vào buổi sáng và bạn cần phải nhịn ăn sáng để kiểm tra, lượng đường trong máu sẽ như sau:
– Đối với người bình thường: 4,0 – 5,9 mmol/l (70-107 mg/dl)
– Đối với người tiền tiểu đường hoặc suy Glucose đường huyết: 6,0 – 6,9 mmol/l (108-126 mg/dl)
– Chẩn đoán người bệnh tiểu đường: hơn 6,9 mmol/l (126 mg/dl)
2/ Kiểm tra chỉ số đường huyết sau khi ăn 2 giờ:
– Đối với người bình thường: dưới 7,8 mmol/l (140 mg/dl)
– Đối với người tiền tiểu đường hoặc suy dung nạp glucose: 7,9-11,1 mmol/l (141 đến 200 mg/dl)
– Chẩn đoán người bệnh tiểu đường: hơn 11,1 mmol/l (200 mg/dl)
Lượng đường huyết trước khi ăn, thấp, chấp nhận được hay lượng đường huyết cao được tóm tắt bằng bảng dưới đây:
Xét nghiệm HbA1c để chẩn đoán bệnh tiểu đường
Xét nghiệm HbA1c tuy không trực tiếp đo mức độ đường huyết trong máu, nhưng được đánh giá là một trong những xét nghiệm tốt nhất để kiểm soát đường huyết trong cơ thể, xét nghiệm HbA1c cho biết mức đường huyết của bệnh nhân trong khoảng 2-3 tháng vừa qua. Xét nghiệm giúp bác sĩ có đánh giá tổng quát quá trình kiểm soát lượng đường trong khoảng 2-3 tháng vừa qua nhằm có những điều chỉnh thích hợp hay cần thiệp sâu hơn vào quá trình điều trị.
Dựa vào HbA1c người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường được đánh giá theo các điều kiện sau đây:
- Bình thường: Dưới 42 mmol / mol (6,0%)
- Tiền tiểu đường: 42-47 mmol / mol (6,0-6,4%)
- Tiểu đường: 48 mmol / mol (6,5% trở lên)

Bài viết đảo ngược chỉ số HbA1C về giá trị khỏe mạnh

Báo cáo Hạt Chia với Bệnh tiểu đường
Chỉ số glucose trước khi ăn là 6.5. Dung nạp đường glucose 75g với 200ml nước, sau 2h là 14.5, chỉ số hbac1 là 6.16 vậy đã bị tiểu đường chưa ạ ?
Chào chị Thủy !
Dựa vào chỉ số có độ chính xác tin cậy cao như Hba1c thì , chị có thể chỉ mới rơi vào trạng thái tiền đái tháo đường, nhưng vẫn có thể phục hồi sức khỏe đường huyết trở lại được. Để tốt nhất chị nên đi tư vấn thêm ở bác sĩ chuyên khoa để có kế hoạch dinh dưỡng và trị liệu hợp lý.
Ba em xét nghiệm 1tuan truoc la luong duong 3.8
Hom qua la ngay thu 8 ba em ru o nha do luong duong,thi buổi sang chua an gi luong duong 129 la 6.3mol
Cách gio an 4 tiếng do lai 7.0mol
Truoc khi di ngu 11mol
Bac si cho em hoi cay ba em nam trong dang nao co nguy hiểm lam khong,chu nhat nay toi ngay set nghiệm mau lai.e rat so k biet ba em nhu the nao.mong bac si tu van giúp em
Chào bạn !
Để có được kết quả chính xác và yên tâm hơn, bạn nên cho người nhà làm thêm xét nghiệm HBa1C http://quysuckhoe.com/blogs/benh-tieu-duong/chi-so-hba1c-chi-so-cho-benh-tieu-duong-va-cac-dieu-can-biet-ve-thong-tin-benh-tieu-duong .
Chào bác sỹ. Hiện tại tôi đang mạng thai tuần thứ 36. Cách đây 2 tháng tôi có xét nghiệm dung nạp đường thì bị rối loạn dung nạp đường kết quả sau ăn 2h là 9.33. Nay tôi đi xét nghiệm lại thì đường máu sau ăn 2 h là 9.1 (tại bệnh viện khác) bác sỹ bảo đường máu tối cao và đã bị tiểu đường thai kỳ. Xin bác sỹ cho tôi biết tôi đã bị tiểu đường rồi phải không ạ. Tôi hoang mang quá vì đang có bầu. Tôi rất mong nhận được phản hồi sớm từ bác sỹ.
Chào chị Nhàn !
Khi phụ nữa mang thai bị phát hiện tiểu đường thai kỳ, thường phần lớn ( 95% ) thì sẽ khỏi hẳn những triệu chứng đường huyết cao như trên, nhưng tùy theo tình trạng cơ thể có những yếu tố dễ mắc bệnh tiểu đường trước đó như: béo phì, ít vận động, cao tuổi (được ghi nhận nhiều trên 40 tuổi), di truyền (có cha mẹ và anh chị em bị bệnh) thì sau khi sinh, khả năng là vài năm sau sẽ có dấu hiệu đi đến bệnh tiểu đường.
Với việc mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, cũng là dấu hiệu cảnh báo của cơ thể gửi đến chúng ta cần có một chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý hơn.
Cảm ơn chị đã ghé qua !