Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là một dạng bệnh lý do nội tiết tố bị rối loạn chuyển hóa carbohydrate khi hóc môn insulin từ tuyến tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể. Biểu hiện của bệnh là mức đường huyết luôn tăng cao, ở giai đoạn ban đầu phát bệnh người bệnh thường xuyên thấy miệng khô, hay khát nước, tiểu nhiều vào buổi đêm.
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) loại 1 là gì ?

Cơ chế hoạt động của Insulin khi cơ thể mắc bệnh tiểu đường type I
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) loại 1 là bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin, gây ra bởi sự thiếu hụt insulin của cơ thể. Khi tuyến tụy không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết cho cơ thể sẽ làm tăng lượng đường huyết trong cơ thể và làm cho bệnh nhân tiểu ra đường.
Tuyến tụy sản xuất insulin cung cấp cho cơ thể. Sự tiêu diệt chính các tế bào sản xuất insulin của cơ thể làm cơ thể thiếu hụt insulin là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường loại 1. Do cơ chế tự miễn dịch, cơ thể sinh ra kháng thể bất thường tiêu diệt chính các tế bào sản xuất insulin của cơ thể là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường loại 1.
Sự thay đổi cơ chế miễn dịch này do Gen gây bệnh quy định. Gen này có nhiểm sắc thể số 11 giống nhau, nguyên nhân là do nhiễm một số virus gây bệnh khác như virus quai bị, coxakies virus hay là do nhiểm các chất độc khác. Chính sự hư tổn gen này quy định cơ chế sản sinh kháng thể chống lại tuyến tụy là tổn hại đến sự sản xuất insulin cung cấp cho cơ thể.
Bệnh tiểu đường loại 1 hoàn toàn có thể xảy ra với người trẻ (có thể dưới 30 tuổi) và có thể di truyền từ mẹ truyền sang con. Tuy vậy, bố hay mẹ mắc bệnh đều có thể sinh con bình thường với các lưu ý về xác suất truyền bệnh như sau:
– Bố hoặc mẹ mắc bệnh thì khả năng truyền sang con là 1% với độ tuổi phát bệnh quy định trong khoảng 5-12 tuổi.
– Cả bố và mẹ cùng mắc bệnh thì 10% con cái sẽ được truyền bệnh từ bố lẫn mẹ.
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) loại 2 là gì ?

Cơ chế hoạt động của Insulin khi cơ thể mắc bệnh tiểu đường type II
Insulin được cơ thể sử dụng để ổn định lượng đường huyết trong cơ thể. Nếu cơ thể không thể sử dụng được insulin để duy trì lượng đường huyết ổn định và làm lượng đường huyết thường xuyên cao hơn mức bình thường thì khi đó cơ thể bị nhiễm bệnh tiểu đường loại 2.
Thức ăn bị tiêu hóa để được chế biến thành đường Glucose, là loại năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt động của cơ thể. Glucose đi từ ruột vào máu và từ máu đi vào tế bào. Insulin được tuyến tụy tổng hợp ra nhằm chuyển lượng glucose vào các tế bào. Nếu cơ thể không thể dung insulin để đưa glucose từ máu đi vào tế bào thì lượng glucose này sẽ ở lại trong máu gây ra lượng đường huyết tăng cao bất thường.
Các triệu chứng như tăng đói, mau khát, mệt mỏi và tiểu nhiều là các triệu chứng được ghi nhận nhiều ở bệnh nhân tiểu đường loại 2.
Bệnh dễ mắc do các nguyên nhân: béo phì, ít vận động, cao tuổi (được ghi nhận nhiều trên 40 tuổi), di truyền (có cha mẹ và anh chị em bị bệnh), sản phụ từng bị bệnh tiểu đường và sản phụ sinh con trên 4Kg.
Tiều đường loại 2 gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như: mù mắt, phải cưa chân, suy thận, nguy cơ nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não cao và cao huyết áp. Vì vậy, phát hiện sớm bệnh và kiểm soát tốt bệnh là điều cần thiết. Các biện pháp kiểm soát phải được kết hợp và áp dụng tốt như:
– Vận động cơ thể
– Ăn uống điều độ, có kế hoạch và chế độ.
– Theo dõi đường huyết
Dùng thuốc tiểu đường và có kiến thức nhất định về bệnh để tăng khả năng kiểm soát bệnh.