• 29
    Aug

    Cám và công dụng cho sức khỏe tiểu đường, tim mạch

    http://quysuckhoe.com/blogs/benh-tieu-duong/cam-va-cong-dung
    Đăng bởi




    Cám và công dụng

    Cám là lớp vụn của lớp màng mỏng màu nâu bọc ngoài hạt gạo, dưới lớp trấu. Cám chứa nhiều chất xơ, tinh dầu, đạm, sinh tố B, riboflavin, niacin và các khoáng như iron, phosphore, potassium. Hiện nay cám đang được các nhà dinh dưỡng nghiên cứu về công dụng trị bệnh.

    Vào thập niên 1960, một bác sĩ người Anh, Dennis P. Burkitt, nhận thấy dân chúng nhiều địa phương ở Phi Châu rất ít mắc các bệnh tim, tiêu hóa, ung thư vú, ruột già, tử cung, tuyến tiền liệt, tiểu đường. Theo dõi thì ông thấy nhóm dân này ăn nhiều loại hạt có vỏ cám. Ông nêu giả thuyết là cám có công dụng giảm thiểu các bệnh kể trên nhờ có chất xơ. Từ đó, phong trào dùng thực phẩm có nhiều cám phổ biến khắp thế giới.

    Các nghiên cứu cho hay cám có lợi điểm mà cũng gây rủi ro cho sức khỏe. Chất xơ lúa mì không hòa tan trong nước, hút nhiều nước khi ở trong ruột nên tạo ra phân cục mềm, giúp bài tiết dễ dàng. Nhưng dùng nhiều thì lại gây ra đầy bụng, no hơi.

    Có nghiên cứu cho rằng cám lúa mì có thể giảm nguy cơ viêm ruột già. Chất xơ yến mạch hòa tan trong nước, dính với nhau, làm giảm cholesterol trong máu và cholesterol trong máu nhờ chất xơ không hòa tan trong nước và chất dầu bất bão hòa nằm trong nhân của gạo.

    Cám thường được dùng để nấu thức ăn cho lợn (cám lợn gồm có bèo ta hoặc bèo Nhật Bản và cám) hoặc để cho gà, cho ngựa ăn. Tuy nhiên, tiêu thụ nhiều cám có thể đưa đến giảm hấp thụ các khoáng calcium, sắt, kẽm, magnesium ở ruột; Làm nghẹt ruột hoặc làm trầm trọng vài bệnh viêm ruột.

    (Theo báo Y học phổ thông)

    3/5 (1)

    XIN ĐÁNH GIÁ ĐỂ CHÚNG TÔI TỐT HƠN

Những bình luận