• 20
    Jun

    Điều trị bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường)

    http://quysuckhoe.com/blogs/benh-tieu-duong/dieu-tri-benh-dai-thao-duong-benh-tieu-duong
    Đăng bởi




    Điều trị bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường)

    Bạn cần phải hiểu rõ bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường), về tình trạng bệnh của mình. Đến khám bệnh thường xuyên tại các cơ sở chuyên khoa tin cậy, tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Cho đến nay chưa có phương pháp nào điều trị khỏi hẳn bệnh. Song nếu bạn hiểu biết cách chữa và tự chữa bệnh bạn có thể sống “gần” như 1 người bình thường, những biến chứng gần nhưng không thể gây hại đến sức khỏe.

    4 yếu tố sau là quan trọng trong việc khống chế bệnh tiểu đường:

    Uống thuốc đúng giờ;

    Ăn uống đúng cách;

    Tâm trạng thoải mái;

    Mỗi ngày thể dục vận động ít nhất 30 phút;

    Mục tiêu điều trị tùy từng người bệnh cụ thể, nhưng nhìn chung:

    – Đưa đường máu về càng gần giá trị bình thường càng tốt, nhất là những người có khả năng sống thêm > 10 năm.

    – Phòng tránh và chữa trị những biến chứng có thể có.

    Để đạt được mục tiêu này cần dựa vào:

    1. Chế độ ăn uống hợp lý.

    2. Tránh lối sống tĩnh lại bằng vận động cơ bắp thích hợp.

    3. Thuốc hạ đường huyết khi cần thiết.

    1. Chế độ ăn khi mắc đái tháo đường (bệnh tiểu đường)

    che-do-an-benh-tieu-duongKhông có loại thức ăn nào được coi là cấm kỵ với người đái tháo đường (bệnh tiểu đường). Đường cần cho cơ thể giống như xăng cần cho xe máy hoạt động, thức ăn dù dưới mọi nguồn như chất đạm có trong thịt cá, chất béo vào cơ thể 1 phần được gan chuyển thành glucose. Ăn nhiều thịt vẫn có khả năng tăng đường máu đồng thời tạo điều kiện cho bệnh xơ vữa mạch máu phát triển do tăng mỡ và cholesterol có trong thịt.

    Chỉ có chế độ ăn đa dạng từ mọi nguồn thức ăn mới đem lại cho cơ thể đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Chất đạm giúp ta các thành phần xây dựng các tế bào sống. Đi kèm theo việc hấp thu chất béo và vitamin A, D, E, K. Hoa quả là nguồn vitamin và muối khoáng quí giá. Chất bột cho ta đường giúp cơ thể hoạt động. Người đái tháo đường cũng như mọi người bình thường khác đều cần đến các chất dinh dưỡng như nhau.

    Tuy vậy, do ở người bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường) việc sử dụng và tích trữ chất đường không được hoàn hảo nên chế độ ăn cần tuân theo 1 số yêu cầu sau:

    1. Không làm tăng đường máu nhiều sau bữa ăn.

    2. Không hạ thấp đường máu lúc xa bữa ăn.

    3. Không tạo điều kiện cho bệnh xơ vữa mạch máu phát triển.

    4. Đủ năng lượng theo nhu cầu của cơ thể.

    5. Giữ cân nặng ổn định ở mức cân nặng lý tưởng hoặc giảm cân đến mức hợp lý.

    6. Đảm bảo ngon miệng, phù hợp tập quán ăn uống địa dư và điều kiện kinh tế.

    Không có loại thức ăn nào được coi là cấm kị đối với người đái tháo đường.

    Cân nặng lý tưởng là bao nhiêu? Bạn có thể tự tính theo công thức sau:

    Cân nặng lý tưởng = chiều cao (cm) – 100 – (chiều cao – 150)/N

    Với N = 4 nếu là nữ

    N = 2 nếu là nam

    Nếu cân nặng của bạn vượt quá 10% số cân nặng lý tưởng tức là bạn đã quá béo. Nếu cân nặng ít hơn 15% cân nặng lý tưởng là gầy.

    Ví dụ: nam giới cao 1.65m sẽ có cân nặng lý tưởng là 57.5 kg

    Nếu vượt quá 10%: 57.5 kg + 5.7 kg = 63.2 kg.

    Tức là đã thừa cân.

    Nữ giới cao 1.55m sẽ có cân nặng lý tưởng là 53 kg, nếu vượt quá 56 kg là thừa cân.

    Một cách khác để ước lượng nhanh:

    Cân nặng lý tưởng = chiều cao (cm) – 105

    Nhu cầu năng lượng thay đổi tùy theo hoạt động thể lực. Ngày làm việc nhiều: nhu cầu tăng, trong những ngày nghỉ: nhu cầu giảm. Nghĩa là làm nhiều = ăn nhiều, làm ít = ăn ít.

    Việc tính toán nhu cầu calo cho từng người riêng biệt rất phức tạp (được thực hiện bởi bác sĩ dinh dưỡng), trên thực tế ta có thể kiểm tra bằng cách cân hàng tuần, tháng.

    Tăng cân = ăn nhiều hơn so với nhu cầu

    Gầy đi = ăn ít hơn so với nhu cầu

    Mục tiêu dài hạn của chế độ ăn là giữ cân nặng ổn định ở mức lý tưởng

    Chế độ ăn tốt cho người đái tháo đường (bệnh tiểu đường) bao gồm:

    Các bữa ăn hỗn hợp có đủ chất đạm + tăng cường chất béo + ít chất bột + chất xơ (chất xơ có nguồn gốc từ rau quả, cám gạo, hạt …)

    Nhiều bữa 1 ngày: 3 bữa chính gồm sáng, trưa và tối và 2 đến 3 bữa phụ xen kẽ nếu cần thiết (khi bữa chính ăn chưa đủ).

    Ăn đều đặn về khối lượng tùy theo vận động thể lực, cố gắng ăn đúng giờ từ ngày này qua ngày khác từ tuần này qua tuần khác. Khi thay đổi khối lượng và thành phần thức ăn sẽ dẫn đến thay đổi đến đường máu và dẫn đến thay đổi chế độ thuốc tương ứng.

    Nhìn chung chế độ ăn của người đái tháo đường không khác biệt nhiều so với người bình thường nếu không bị béo phì. Không có chế độ ăn lý tưởng nào cho tất cả người bị đái tháo đường (bệnh tiểu đường). Một chế độ ăn tốt phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, thói quen ăn uống và đặc điểm riêng biệt của từng người. Khối lượng thức ăn cần theo nguyên tắc bù trừ nhất là với thức ăn có chưa bột đường. Tránh thái quá trong chế độ ăn.

    2. Vận động thể lực thể thao với người đái tháo đường (bệnh tiểu đường)

    van-dongTất cả mọi người bình thường cũng như người đái tháo đường (bệnh tiểu đường) cần duy trì mức hoạt động cơ bắp nhiều nhất khi có thể. Chơi 1 môn thể thao nào đó càng tốt. Hoạt động cơ bắp duy trì độ rắn chắc và mềm dẻo của cơ thể. Một phần nguyên nhân quan trọng của đái tháo đường týp 2 là do lối sống tĩnh lại gây ra.

    Một cách đơn giản để tránh lối sống tĩnh tại:

    – Không ngồi xem tivi nhiều giờ liền trong ngày.

    – Lau chùi, quét dọn nhà cửa hàng ngày, loại bỏ bớt máy móc tiện nghi như máy giặt, máy rửa bát.

    – Khi đi lại với những khoảng cách ngắn nên đi bộ hoặc dùng xe đạp thay cho đi xe máy, xích lô.

    – Làm việc, lao động như đã từng làm, đái tháo đường không có nghĩa là phải nghỉ làm việc. Bạn cần tiếp tục lao dộng để có điều kiện về tài chính cho việc khám chữa bệnh và mua thuốc.

    Khi vận động thể lực nhiều như chơi thể thao hoặc lao động nặng tiêu thụ nhiều năng lượng (đường glucose) dc dự trữ trong cơ, gan. Khi lượng dữ trữ này cạn kiệt ta có nguy cơ hạ đường huyết. Do vậy, người đái tháo đường cần lưu ý bổ sung thêm đường, chất bột béo trước, trong và sau khi vận động thể lực kéo dài. Số lượng và chất lượng thức ăn bổ sung phụ thuộc vào cường độ và thời gian vận động thể lực (khoảng 50 gam bánh mỳ + 1 quả cam).

    Với đa số mọi người vận động nhẹ nhàng như đi bộ nhanh hoặc chạy chậm, đi xe đạp kể cả đạo xe để trong phòng, chơi cầu lông, luyện tập dưỡng sinh… với thời gian 30 phút/ ngày là đủ. Nên bắt đầu từ từ và không bao giờ quá giới hạn. Với những người mắc thêm các bệnh tim mạch, khớp hoặc bệnh hô hấp mạn tính, trước khi chơi thể thao hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có những chỉ dẫn thích hợp.

    Một số nguy cơ có thể gây ra khi chơi thể thao ở người đái tháo đường (bệnh tiểu đường):

    – Tăng huyết áp, đau thắt ngực có thể nặng lên đột ngột khi chơi thể thao mạnh. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ tim mạch trước, nếu cần làm nghiệm pháp gắng sức phát hiện thiếu máu cơ tim trước khi chơi thể thao.

    – Bệnh võng mạc do đái tháo đường có thể năng lên: xuất huyết đáy mắt do va đập mạnh hoặc do tăng huyết áp khi vận động mạnh.

    – Khi tổn thương thần kinh do đái tháo đường dẫn đến chân giảm cảm giác, mất cơ chế tự vệ, nếu chơi các môn thể thao sử dụng đến 2 chân như chạy, nhảy sẽ gây ra các sang chấn bàn chân và khớp. Tạo thành chai chân và loét.

    Cường độ tập luyện

    Mức độ tập luyện nên ở mức độ trung bình không quá ít, đặc biệt là không quá nhiều. Khi tập luyện điều quan trọng nên bắt đầu ở mức độ thấp và tập nhanh tới mức độ trung bình.

    Khi tập luyện với cường độ đều đặn, thông qua các dụng cụ tập luyện thông báo cho bạn biết nhịp tim và nhịp thở tăng lên nhẹ. Điều này chứng tỏ bạn đang tập luyện 1 cách có hiệu quả.

    Mức độ tập tùy theo tuổi, cân nặng, tình trạng bệnh lý của từng người. Đi bộ tốc độ 4 – 5 km/giờ có thể thích hợp với đa số mọi người.

    Thời gian tập

    Tập luyện thường xuyên cần được coi như là 1 thói quen hàng ngày. Thời gian tập mỗi ngày ít nhất là 30 phút, nhưng có thể kéo dài lâu hơn. Thực tế là không có giới hạn chỉ trong tập luyện, mức độ tập luyện được quy định từ nhẹ đến trung bình.

    Tập luyện khi nào

    Bất cứ lúc nào trong ngày đều tôt.

    Một giải pháp tập luyện hữu hiệu là tập luyện ngay trong các công việc hàng ngày của bạn, ví dụ: đi bộ đến chổ làm việc (hay đi xe đạp).

    Nếu luyện tập hàng ngày bị tách thành 2 hay 4 lần tập luyện thì hiệu quả của việc tập luyện vẫn được giữ nguyên. Hình thức tập luyện này có thể dễ dàng thực hiện hơn là tập luyện liên tục, thời gian kéo dài.

    Hình thức tập luyện

    Lựa chọn tốt nhất là các hoạt động thường nhật hàng ngày: đi bộ, lên thang gác, đi xe đạp…

    Một cách tập luyện khác có thể thay thế là chơi thể thao từ mức độ thấp đến trung bình như chơi bowling, golf, tennis, bóng bàn, đi xe đạp, bơi thuyền, khiêu vũ. Nếu chân của bạn không thể tập luyện: bạn hãy học cách tập luyện, 1 số môn ở tư thế ngồi hay nằm và nâng cao dần khoảng thời gian tập luyện đến nửa giờ hay nhiều lần trong ngày.

    Những điều cần chú ý khi tập luyện

    Tập luyện có thể làm giảm đường máu, đặc biệt nếu bạn đang dùng thuốc làm hạ đường máu (thuốc viên hay insulin). Bởi vậy, hãy luôn mang đường hoặc thức ăn giàu chất tinh bột khi tập luyện và sẵn sàng sử dụng chúng khi bạn cảm thấy yếu hay điều gì bất thường. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn về khả năng có thể giảm liều thuốc trước khi tập luyện 1 cách thường xuyên.

    Trong bất cứ trường hợp nào hãy ngừng tập luyện khi:

    – Bạn bị ốm

    – Bạn bị đau ở bất cứ vị trí nào ví dụ: ngực, các khớp chân (nếu các bạn cảm thấy đau khi đang tập luyện, hãy ngừng ngay lập tức và kiểm tra lại sức khỏe trước khi bắt đầu tập luyện lại).

    – Đường máu luôn ở mức độ cao (trên 17 – 20 mmol/l hay 300 – 350 mg/dl, tập luyện có thể làm tình trạng quản lý đường huyết xấu hơn).

    – Bạn cảm thấy mệt.

    – Bạn cảm thấy khó thở.

    Tạo sao cần tập luyện

    Tập luyện thể dục tốt cho thể chất và tình trạng sức khỏe nói chung. Cụ thể là việc tập luyện làm đường huyết thấp hơn, vì vậy có thể được coi là 1 phương pháp rất tốt cho người bệnh đái tháo đường (đặc biệt đái tháo đường týp 2).

    Hơn nữa, việc tập luyện giúp bạn giảm cân như mong muốn và hỗ trợ cho các phương pháp điều trị khác cho bệnh nhân đái tháo đường (bệnh tiểu đường).

    Một phần nguyên nhân quan trọng của đái tháo đường (bệnh tiểu đường) týp 2 là do lối sống tĩnh tại gây ra, ít tham gia hoạt động ngoại khóa và điều quan trọng nhất là phải thường xuyên có tâm trạng vui vẻ.

    Theo Ths. Bác sĩ Nguyễn Huy Cường.

    4.67/5 (3)

    XIN ĐÁNH GIÁ ĐỂ CHÚNG TÔI TỐT HƠN

Những bình luận